DHCP và IP tĩnh là gì? Nên sử dụng loại nào?

bởi admin / 18/06/2022
DHCP và IP tĩnh là gì? Nên sử dụng loại nào?

Hãy tìm hiểu xem DHCP và IP tĩnh là gì, ưu nhược điểm của nó như thế nào và bạn nên sử dụng loại nào?

DHCP và IP tĩnh bạn nên sử dụng loại nào?

DHCP và IP tĩnh là gì

IP là một giao thức tiêu chuẩn để các thiết bị qua mạng giao tiếp với nhau. Trong giao thức IP, mỗi một thiết bị được gán một địa chỉ định danh duy nhất, không trùng lặp gọi là địa chỉ IP. Cách dễ nhất để gán một địa chỉ IP đó chính là sử dụng IP tĩnh (địa chỉ IP cố định).

Tuy nhiên, có một vài hạn chế đối với IP tĩnh khiến các kỹ sư công nghệ thông tin phải tìm một phương pháp mới đó là DHCP. DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) là một giao thức để gán địa chỉ IP động cho các thiết bị được kết nối với mạng. Nhưng DHCP và IP tĩnh là gì và đâu là biện pháp tốt hơn?

DHCP và IP tĩnh

DHCP và IP tĩnh là gì, đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

Địa chỉ IP tĩnh là gì?

Địa chỉ IP tĩnh là địa chỉ được ISP gán vĩnh viễn cho các thiết bị mạng và không thay đổi ngay cả khi thiết bị khởi động lại. IP tĩnh thường có hai phiên bản: IPv4 và IPv6. IP tĩnh thường được gán cho máy chủ host các trang web và cung cấp những dịch vụ email, VPN và FTP. Trong quá trình đặt IP tĩnh, mỗi thiết bị trên mạng có địa chỉ riêng không trùng lặp và bạn sẽ phải cấu hình IP tĩnh theo cách thủ công. Khi các thiết bị mới được kết nối với mạng, bạn sẽ phải chọn tùy chọn cấu hình "thủ công" và nhập địa chỉ IP, subnet mask, gateway mặc định và DNS server….

Ví dụ địa chỉ IP tĩnh của một trang web là 123.456.789.1 có nghĩa là bạn có thể truy cập trang web đó bất cứ lúc nào bằng trình duyệt thông qua địa chỉ IP đó.

IP tĩnh

Địa chỉ Ip tĩnh

DHCP là gì?

Có thể bạn đang nghĩ DHCP chắc là địa chỉ IP động, nhưng không chính xác đâu nhé. Trước tiên, ta cần hiểu địa chỉ IP động là địa chỉ liên tục thay đổi. Để tạo địa chỉ IP động, mạng phải có máy chủ DHCP được cấu hình và hoạt động. Máy chủ DHCP chỉ định một địa chỉ IP trống cho tất cả các thiết bị được kết nối với mạng.

Như vậy DHCP là một cách gán địa chỉ IP động và tự động cho các thiết bị mạng trên một mạng vật lý. Nó cung cấp một cách tự động để phân phối và cập nhật địa chỉ IP và thông tin cấu hình khác qua mạng chứ không phải DHCP là địa chỉ IP động các bạn nhé.

DHCP

DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol)

Có thể bạn quan tâm: Top 7 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất hiện nay

Giữa DHCP và IP cái nào tốt hơn?

Mỗi một phương pháp đều có hai mặt lợi và hại khác nhau. Vậy nên trước khi nhận xét cái nào tốt hơn cái nào, chúng ta hãy cùng tim hiểu một chút về ưu và nhược điểm của từng cái nhé.

Ưu và nhược điểm của IP tĩnh

IP tĩnh cho phép thiết bị mạng luôn dùng một địa chỉ IP, quản trị viên mạng phải theo dõi từng thiết bị được gán tĩnh để tránh sử dụng lại địa chỉ IP đó. Vì IP tĩnh yêu cầu cấu hình thủ công, nó có thể tạo ra các sự cố mạng nếu bạn sử dụng mà không hiểu rõ về TCP/IP.

IP tĩnh cho địa chỉ không thay đổi theo thời gian trừ khi nó được thay đổi theo cách thủ công - tốt cho web server và mail server. Nó đắt hơn địa chỉ IP động, vì ISP thường tính thêm phí đối với IP tĩnh. Ngoài ra, nó yêu cầu bảo mật bổ sung và cấu hình thủ công, điều này làm tăng thêm sự phức tạp khi nhiều thiết bị được kết nối với nhau.

Ưu nhược điểm của IP tĩnh

Ưu và nhược điểm của IP tĩnh

Ưu và nhược điểm của DHCP

Trong khi đó, DHCP là giao thức giúp tự động hóa tác vụ gán địa chỉ IP. DHCP có lợi cho quản trị viên mạng vì nó loại bỏ nhiệm vụ lặp đi lặp lại của việc gán nhiều địa chỉ IP cho mỗi thiết bị trên mạng. Việc gán IP cho 1 thiết bị có thể chỉ mất 1 phút, nhưng nếu phải cấu hình hàng trăm thiết bị thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Các điểm truy cập không dây cũng sử dụng DHCP để quản trị viên không cần phải tự cấu hình thiết bị của họ.

DHCP không cần bất kỳ cấu hình thủ công nào để kết nối với các thiết bị cục bộ hoặc truy cập vào web. Tuy nhiên với DHCP, có nguy cơ ai đó có thể đưa một máy chủ DHCP trái phép vào và xâm nhập mạng với mục đích bất hợp pháp hoặc dẫn đến việc truy cập ngẫu nhiên vào mạng mà không có sự cho phép rõ ràng.

Ưu nhược điểm của DHCP

Ưu và nhược điểm của DHCP

Vậy DHCP hay IP tĩnh tốt hơn?

Qua những phân tích nhỏ trên, chúng ta có thể thấy rằng DHCP có nhiều ưu thế hơn. Chính vì vậy đây là lựa chọn phổ biến của hầu hết người dùng.

Mặc dù có nhiều nhược điểm hơn, song IP tĩnh vẫn có những ưu thế nhất định của mình. Ví dụ như khi bạn host một trang web tại nhà, có file server trong mạng, sử dụng máy in nối mạng hoặc nếu muốn truy cập máy tính từ xa. Vì IP tĩnh không bao giờ thay đổi nên các thiết bị khác luôn có thể biết chính xác cách liên hệ với thiết bị sử dụng IP tĩnh.

OS Service - Dịch vụ máy tính hàng đầu Hồ Chí Minh

Nếu hệ thống máy tính của bạn đang gặp vấn đề về hệ thống mạng đặc biệt là với các địa chỉ IP. Thì chúng tôi chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.

OS Service tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì – sửa chữa máy tính trọn gói chất lượng hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
  • Hotline: 0346 638 648
  • Mail: Officesolutions.com.vn@gmail.com
  • 316 Bắc Hải, Phường 6, Tân Bình, HCM

Bình luận

  • 0 Bình luận

    commentor

GỌI TƯ VẤN ( 08:00-20:00 )

0346 638 648 Tất cả các ngày trong tuần

GÓP Ý, KHIẾU NẠI ( 08:00-17:00 )

0346 638 648 Các ngày trong tuần ( trừ ngày lễ )

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI